Chế biến Phở

Nước dùng

Trong món phở, công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi là nước lèo. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào. Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt... Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo. Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy các loại gia vị này bao gồm thảo quả, gừng, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò gai, quế thanh, hành khô, tôm nõn, và theo truyền thống, không thể thiếu một cái đuôi bò.

Nguyên thủy, để tăng vị ngọt rất giàu axit amin của nước phở, theo truyền thống, khi chưa có bột ngọt (mì chính), người xưa dùng tôm he [8] Cách nấu nước dùng ngày nay đã có những sự khác biệt tùy địa phương, như miền Bắc thường dùng nhiều mì chính (nhất là trong thời bao cấp, có cả phở "không người lái" - không thịt), còn miền Nam nhiều nơi nấu nước dùng bằng xương và thêm khô mực.

Một tô phở bò tái tại Úc

Biến tấu

Một tô phở gà Sài GònPhở xào bò

Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt và nhiều rau. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc.

Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ "chín-bắp-nạm-gầu", về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970phở xào, của thập niên 1980phở rán...

Ngoài những kiểu chế biến truyền thống là phở chan nước dùng, ngày nay người ta còn tạo ra nhiều loại phở khác như phở cuốn, phở áp chảo, phở xào, phở bò viên sa tế...[9] và phở trong công nghiệp chế biển thực phẩm như phở ăn liền, phở chay, phở công nghiệp...[10]

Tại Hà Nội đang thịnh hành ăn phở với quẩy trong khi người Sài Gòn chỉ ăn quẩy với cháo. Người Gia Lai có món phở khô hay còn gọi là "phở hai tô" với sợi phở nhỏ và dai như sợi hủ tiếu Mỹ Tho và chén nước dùng để riêng.

Và một số người kinh doanh ăn uống hiện nay lạm dụng tên gọi "phở" để gọi một số món ăn hoàn toàn không phải là phở do nguyên liệu và cách chế biến khác, gia vị khác và hình thức cũng khác.

Cá biệt có quán bán tô phở với thịt bò Kobe vá giá đến 850 nghìn đồng ở Hà Nội [11] hoặc tô phở AnQi tại nhà hàng Tiato ở California với thịt bò Kobe loại A 5 Wagyu đắt nhất, tôm hùm xanh cực hiếm, nấm truffle alba trắng loại tốt, nước dùng nấu bằng gan ngỗng béo và giá khởi điểm 5.000 đô la để làm việc từ thiện trợ giúp một bệnh viện trẻ em.[12][13][14]

Phở ở Hà Nội

Quán phở đường phố tại Hà Nội

Ở Hà Nội, phở là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội không biết đã có từ bao giờ. Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ốngxương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là , hoặc . Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái.

Từ giữa những năm 1960 đến trước những năm 1990 của thế kỷ 20, vì nhiều lý do nhất là khâu quản lý hành chính bao cấp về lương thực, thực phẩm, tại Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc xuất hiện "phở không người lái" (loại phở chỉ chan nước dùng, không có thịt) trong các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Chất lượng phở quốc doanh ở các cửa hàng này hoàn toàn tùy thuộc vào tay nghề hạn chế của các nhân viên không chuyên nhưng có rất nhiều sáng kiến. Họ biến tấu các loại gia vị, cách nấu nước dùng theo những gì họ có, họ kiếm được trong hoàn cảnh thời chiến thiếu thốn đủ thứ. Một "sáng kiến" của thời kỳ này là phở "không người lái" ăn với bánh mì hoặc cơm nguội. [15]

Cũng từ thời bao cấp, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm nhiều mì chính vào nước dùng. Cùng với thời đổi mới từ thập niên 90, phở đã phong phú hơn và người Hà Nội thường ăn phở với những miếng quẩy nhỏ (từ thập kỷ 60 đến giữa thập kỷ 80 nhưng do ở giai đoạn khó khăn nên quẩy bị mất đi khoảng 1995 quẩy đã quay trở lại)


Ngoài các quán hàng phở cố định, Hà Nội một thời còn có "phở gánh". Đó là những người bán phở dạo. Trên đôi quang gánh của họ, một bên là thùng hàng tự chế có đủ nguyên liệu để chế biến món phở và bát, đĩa, đũa, thìa; bên kia là nồi nước dùng đặt trên một bếp than. Trước năm 1980, những gánh phở như vậy đã đi khắp các hàng cùng ngõ hẻm của Hà Nội với những tiếng rao quen thuộc của văn hóa ẩm thực về đêm của Hà Thành. Ngày nay, khi xã hội phát triển, quán ăn nhiều lên thì "phở gánh" ngày càng ít xuất hiện.

Phở bò Nam Định

Phở bò Nam Định là một món ăn phổ biến của Nam Định, phở Nam Định cũng có những đặc điểm chung như phở của các vùng khác là gồm bánh phở, nước phở, thịt bò hoặc thịt gà, và một số gia vị kèm theo, nhưng lại mang cái khác toàn diện mà khó có thể nhầm lẫn được. Bánh phở Nam Định là loại đặc biệt có sợi nhỏ ngon và mềm, khác với sợi bánh của vùng khác. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt... Và nếu nói đến nước thì thường mang tính "gia truyền". Những người thợ làm phở thường giấu kín bí quyết pha chế nước phở của mình và chỉ truyền cho thế hệ sau trong gia đình mà thôi.

Phở gia truyền ở Nam Định chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa kiềulàng Giao Cù [16] và từ họ Cồ ở làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, (huyện Nam Trực). Sau đó được truyền ra các làng bên cạnh nhưng đã được biến chế, không còn mang nét nguyên vẹn như xưa và thêm một số phụ gia [16]. Vào thập niên 50, người Nam Định đã mang món phở ra Hà Nội và bán theo xe đẩy [16]. Từ giữa những năm 60 đến trước những năm 90 của thế kỷ 20, vì nhiều lý do nhất là khâu quản lý hành chính bao cấp về lương thực, thực phẩm, phở Nam Định vắng bóng ở những địa phương khác, nhưng từ năm 90 trở lại đây, Phở Nam Định phục hồi trở lại và ngày càng phát triển mạnh [16]. Hiện nay dân làng thuộc làng Vân Cù, Giao Cù và các làng lân cận đi khắp nơi từ Bắc vào Nam mở các quán phở đế kiếm kế sinh nhai và gìn giữ một món ăn ngon ngườì Việt.

Phở Sài Gòn

Phở Sài GònĐĩa rau đi kèm phởGia vị ăn với phở

Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trungmiền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của PhápĐông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt[17]. Tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm (rau ngổ), húng Láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác.... Nước phở (nước lèo) thường không được bỏ bột ngọt (mì chính) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.

Có khá nhiều quán phở nổi danh ở Sài Gòn trước năm 1975: phở Công Lý, phở Tàu Bay (ông chủ tên thật là Phạm Đăng Nhàn)[6], phở Tàu Thủy, phở Dậu (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa quận 3), phở Phú Gia (đường Lý Chính Thắng quận 3 chuyên phở hương vị bắc)[18], phố phở Pasteur (với rất nhiều quán phở chuyên bán phở bò), phố phở Hiền Vương (chuyên bán phở gà) [17]; phở Cao Vân (đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1 của ông Trần Văn Phồn)[19]. Hầu hết các quán phở này nay vẫn còn, truyền đến đời cháu nhưng "không còn cái hương mãnh liệt" và "không còn xuân sắc như thuở trước 75" [20]. Hiện nay, có các hệ thống Phở 24 (Lý Quí Trung là một trong những thành viên sáng lập)[21], Phở 5 sao, Phở Quyền, Phở 2000, Phở Hòa...

Phở Hà Giang

nhỏ|Một bát phở Tráng Kìm, Hà GiangPhở Tráng Kìm Hà Giang là một trong những đặc sản có một không hai trên cao nguyên đá. Món ăn nổi tiếng không chỉ vì ngon, hấp dẫn mà còn rất “lạ” trong cách chế biến.

Cao nguyên đá Hà Giang ghi dấu trong lòng du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa dân tộc độc đáo mà còn bởi những món ăn vô cùng hấp dẫn. Trong đó, có phở Tráng Kìm – đặc sản của xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ. Món phở trứ danh này là điểm tâm sáng quen thuộc của những người đi chợ phiên, du khách đến Hà Giang, đặc biệt là dân lái xe đường dài.

Thoạt nhìn, phở Tráng Kìm Hà Giang cũng khá giống phở Hà Nội hay phở Nam Định. Tuy nhiên, điểm khác biệt tạo nên sự độc đáo của món ăn là ở cách chế biến tinh tế, khéo léo, nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng.

Sợi phở Tráng Kìm Hà Giang được làm rất thủ công. Bột gạo được những người phụ nữ xay bằng tay, sau đó đem tráng và “phơi” ngay trên bếp. Khi bánh phở khô, chính những đôi tay ấy lại cắt ra sợi phở to bản, dai và dày. Nước dùng không chỉ có vị ngọt từ xương mà còn dậy mùi gừng, quế, hồi, thảo quả và nhiều gia vị khác của người dân tộc. Ăn kèm phở là thịt gà đồi chắc nịch, thơm ngon được luộc và thái sẵn. Đặc biệt, người dân nơi đây dùng nghệ khi luộc gà để thịt có màu vàng tươi bắt mắt.

Bát phở Tráng Kìm đầy ụ, nhiều thịt, nhiều bánh, nóng hổi sẽ làm vừa lòng cả những thực khách khó tính nhất.

Phở ở hải ngoại

Sự xuất ngoại để tị nạn chính trị của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Hoa Kỳ, Pháp, ÚcCanada. Những người Việt Nam không thuộc diện tị nạn chính trị cũng mang phở đến những nước thuộc khối Xô Viết, bao gồm Nga, Ba LanCộng hòa Séc.

Phở đã dần lan tỏa sang cộng đồng người Hoa Kỳ. Phần lớn quán phở Việt ở Mỹ dùng bánh phở khô chứ không dùng bánh phở tươi như ở Việt Nam vì lý do dễ bảo quản. Phở rất phổ biến ở California đặc biệt ở vùng Little Saigon, được nhiều người, nhiều giới biết đến. Tại đây có quán cũ đã mở hơn 40 năm, có quán mới vài ba năm. Quán có những tên bằng số như phở 54, phở 45, phở 86. Quán mang những cái tên lạ như phở Lú, phở Tàu Bay, hoặc những tên rất Việt Nam như phở Nguyễn Huệ, phở Quang Trung. Còn nhiều tiệm khác tuy không có chữ "phở" ở bảng hiệu nhưng không hề thiếu món ăn đặc thù Việt Nam này.[22]

Không chỉ có người Việt nấu phở mà cả người Hoa Kỳ cũng mở quán phở. Năm 1990, một đầu bếp người Hoa Kỳ có tên Didi Emmons đã tự mở quán phở đầu tiên ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, và rồi nhanh chóng lan tỏa ra nhiều bang nước Hoa Kỳ.[23] Riêng tại Hoa Kỳ, thống kê không chính thức năm 2005 cho biết doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam trên toàn Hoa Kỳ lên tới khoảng 500 triệu USD một năm.[20]

Quán phở tại Hồng KôngMột quán phở tại Paris, PhápMột quán phở tại California

Phở ăn liền

Tiếp thu công nghệ từ món mì ăn liền, phở ăn liền ra đời.[7] Đi đầu trong sản xuất phở ăn liền là Acecook Việt Nam. Năm 2006, Acecook Việt Nam sản xuất được sợi phở ăn liền từ bột gạo. Đến nay, phở ăn liền đã xuất khẩu đi 42 nước trên thế giới và chiếm tỉ trọng 10% hàng xuất khẩu của Acecook Việt Nam. Mỗi năm doanh nghiệp này sử dụng 20.000 tấn gạo để sản xuất các sản phẩm chế biến từ gạo, doanh thu từ các mặt hàng này năm 2017 chiếm 18% tổng doanh số, đạt 1.500 tỉ đồng[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phở http://www.britannica.com/topic/pho http://www.therichtimes.com/the-5000-bowl-of-soup-... http://newsfeed.time.com/2011/05/16/the-price-tag-... http://www.yankodesign.com/2009/07/28/what-the-pho... http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20Ngay/h... http://www.thivien.net/T%C3%BA-M%E1%BB%A1/Ph%E1%BB... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/pho-v... http://web.archive.org/web/20160304130337/http://w... http://www.bbc.co.uk/food/0/24288422 http://afamily.vn/an-ngon/mon-ngon-cuoi-tuan-pho-b...